Winston is a highly experienced digital marketing professional, specializing in Cybersecurity, IT services, and Software as a Service (SaaS). @#@ Tôi là một technical writer trong lĩnh vực bảo mật, dịch vụ CNTT và phát triển phần mềm.
Hiện nay, các vụ rò rỉ dữ liệu cá nhân diễn ra ngày càng thường xuyên, vì vậy việc kiểm tra thông tin cá nhân bị lộ không chỉ để là đề phòng mà là một thói quen mỗi người đều cần có để nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời, trước khi các hậu quả đáng tiếc như bị lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản, đánh cắp danh tính…xảy ra.
Bài viết này sẽ giúp bạn:
- Xác định những dấu hiệu cho thấy dữ liệu cá nhân đã bị lộ
- Hướng dẫn cách kiểm tra thông tin cá nhân bị rò rỉ bằng các công cụ và website uy tín
- Hành động xử lý khi nghi ngờ thông tin đã bị hack
- Cùng các lưu ý bảo vệ thông tin lâu dài trong môi trường số
Khi nào cần kiểm tra rò rỉ thông tin cá nhân?
Không phải đến khi bị lừa đảo mới lo lắng về việc lộ thông tin cá nhân. Dưới đây là các dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy dữ liệu của bạn có thể đã bị xâm phạm. Nếu gặp bất kỳ trường hợp nào trong số này, bạn cần kiểm tra thông tin cá nhân bị lộ ngay lập tức:
1. Nhận được cuộc gọi/tin nhắn mạo danh
- Các tin nhắn từ ngân hàng, cơ quan nhà nước hoặc dịch vụ mà bạn không đăng ký.
- Cuộc gọi yêu cầu cung cấp mã OTP, mật khẩu, CCCD… dù bạn không thực hiện giao dịch nào.
Xem thêm: Lộ thông tin căn cước công dân có sao không?
2. Tài khoản online tự động bị đăng xuất hoặc bị đổi mật khẩu
- Gmail, Facebook, Zalo, tài khoản ngân hàng bị yêu cầu đăng nhập lại dù bạn không làm gì.
- Nhận được thông báo “có thiết bị lạ đăng nhập” hoặc email xác nhận đổi mật khẩu.
3. Bị trừ tiền từ tài khoản mà không rõ lý do
- Bị đăng ký các dịch vụ trả phí hoặc ví điện tử mà bạn chưa từng biết.
- Nhận email/xác nhận thanh toán lạ từ Google, Apple hoặc nền tảng tài chính.
4. Bạn bè nhận được tin nhắn lạ từ tài khoản của bạn
- Zalo, Messenger, email bị kẻ gian lợi dụng để gửi tin nhắn chứa link độc hại.
- Bị người thân hỏi vì có ai đó nhắn vay tiền mạo danh bạn.
5. Nhận thư rác, quảng cáo cá nhân hóa kỳ lạ
- Email, số điện thoại bắt đầu nhận spam từ các tổ chức/dịch vụ mà bạn chưa từng cung cấp thông tin.
Đừng chủ quan: Chỉ cần 1–2 dấu hiệu kể trên xảy ra cùng lúc, bạn cần nghi ngờ việc thông tin cá nhân của mình đã bị lộ và cần kiểm tra ngay.
Đọc thêm để biết cách xử lý: Bảo mật Zalo chống bị hack tài khoản
Cách kiểm tra thông tin cá nhân bị lộ
Bạn không cần là chuyên gia an ninh mạng để biết thông tin cá nhân mình đã bị rò rỉ ở đâu. Dưới đây là các cách kiểm tra phổ biến, dễ dùng, hoàn toàn miễn phí mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng.
1. Sử dụng website kiểm tra lộ thông tin chuyên dụng
Dưới đây là một số trang web được đánh giá uy tín, giúp bạn kiểm tra dữ liệu bị rò rỉ:
Have I Been Pwned
- Nhập email/số điện thoại để tra cứu xem đã từng nằm trong các vụ rò rỉ dữ liệu nào chưa.
- Hiển thị danh sách nền tảng bị lộ và thời điểm xảy ra.
Firefox Monitor
- Công cụ của Mozilla, hoạt động tương tự Have I Been Pwned.
- Tính năng hay: có thể đăng ký cảnh báo nếu email bạn bị lộ trong tương lai.
Website phòng chống lừa đảo của Locker
- Trup cập tại: https://locker.io/cong-cu-nhan-biet-lua-dao/
- Tra cứu xem email/số điện thoại/username đã bị rò rỉ trên dark web hoặc các dữ liệu nội bộ bị hack.
- Có thể gợi ý thêm giải pháp, hành động cần thực hiện nếu phát hiện lộ thông tin.
Phải làm gì khi thông tin cá nhân đã bị rò rỉ?
Việc kiểm tra thông tin cá nhân bị lộ chỉ là bước đầu. Nếu kết quả xác nhận dữ liệu của bạn đã từng xuất hiện trong các vụ rò rỉ hoặc bạn nhận thấy dấu hiệu bất thường, hãy hành động càng sớm càng tốt để ngăn chặn việc bị khai thác, lừa đảo hoặc chiếm quyền sử dụng:
1. Đổi mật khẩu toàn bộ các tài khoản quan trọng
Ưu tiên thay đổi:
- Email chính (Gmail, Outlook…)
- Mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram…)
- Ngân hàng và ví điện tử (Momo, ZaloPay, Internet Banking…)
- Các nền tảng lưu trữ (Google Drive, iCloud…)
Tip: Dùng mật khẩu dài tối thiểu 12 ký tự, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Tuyệt đối không dùng lại mật khẩu cũ hoặc giống nhau giữa các tài khoản.
2. Kích hoạt xác thực 2 yếu tố (2FA)
Đây là lớp bảo mật mạnh nhất bạn có thể tự triển khai ngay:
- Dù có bị lộ mật khẩu, hacker cũng không đăng nhập được nếu không có mã OTP từ thiết bị của bạn.
- Sử dụng các ứng dụng như Google Authenticator, Microsoft Authenticator, hoặc OTP qua SMS.
3. Kiểm tra và thu hồi thiết bị đã đăng nhập
Vào phần quản lý thiết bị của tài khoản (Gmail, Facebook, Zalo…) và xoá các thiết bị lạ, đặc biệt nếu đang đăng nhập từ quốc gia khác hoặc thời gian bất thường.
4. Cảnh báo người thân và đồng nghiệp
- Nếu bạn từng bị mạo danh nhắn tin mượn tiền, hãy đăng bài cảnh báo trên Facebook hoặc nhóm bạn bè, tránh người khác trở thành nạn nhân.
- Tạm ẩn thông tin cá nhân trên mạng xã hội như ngày sinh, số điện thoại, email…
5. Kiểm tra giao dịch ngân hàng, khóa các dịch vụ không rõ ràng
- Xem lại sao kê ngân hàng để phát hiện các khoản chi không hợp lý.
- Gọi tổng đài ngân hàng để khoá thẻ tạm thời hoặc đổi mã PIN nếu nghi ngờ bị lộ OTP.
Lưu ý: Sau khi xử lý ban đầu, hãy đặt lịch kiểm tra lại thông tin cá nhân bị lộ định kỳ mỗi 3–6 tháng để tránh các rủi ro ngầm không dễ nhận ra.
5 thói quen giúp bảo vệ thông tin cá nhân hiệu quả hơn
Phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh. Dưới đây là những thói quen giúp bạn bảo vệ thông tin cá nhân hiệu quả, hạn chế rủi ro rò rỉ dữ liệu trong thời đại số:
- Không dùng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản: Đây là sai lầm phổ biến khiến 1 lỗ hổng kéo theo hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Hãy:
- Tạo mật khẩu riêng biệt cho từng nền tảng
- Sử dụng trình quản lý mật khẩu (như Locker, Bitwarden, 1Password…) để lưu trữ an toàn
- Không đăng thông tin cá nhân lên mạng xã hội
- Hạn chế công khai ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ nhà, CCCD…
- Ẩn thông tin cá nhân trong phần tiểu sử, hoặc để chế độ bạn bè thay vì công khai
- Cảnh giác với link lạ, app không rõ nguồn gốc
- Không nhấn vào link gửi qua SMS, Messenger, Zalo nếu không rõ nguồn gốc
- Không cài app ngoài Google Play hoặc App Store
- Kiểm tra kỹ đường dẫn URL để tránh kẻ gian thường dùng link giả mạo gần giống
- Đọc kỹ quyền truy cập khi cài đặt ứng dụng
- Rất nhiều app đòi truy cập danh bạ, camera, vị trí, file dù không cần thiết.
- Chỉ cấp quyền tối thiểu, hoặc xoá ứng dụng không còn sử dụng.
- Định kỳ kiểm tra thông tin cá nhân bị lộ
- Truy cập website kiểm tra rò rỉ dữ liệu mỗi 3–6 tháng/lần
- Đăng ký nhận cảnh báo qua email nếu có dấu hiệu thông tin bị phát tán
Kết luận
Thông tin cá nhân ngày càng trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của các vụ lừa đảo công nghệ cao. Chỉ một địa chỉ email hay số điện thoại bị rò rỉ cũng có thể mở đường cho các hành vi giả mạo, chiếm quyền truy cập hoặc thậm chí chiếm đoạt tài sản. Việc kiểm tra thông tin cá nhân bị lộ là việc cần được thực hiện định kỳ. Đồng thời, duy trì các biện pháp phòng ngừa từ dùng mật khẩu mạnh, cảnh giác với link giả mạo cho đến kiểm soát quyền truy cập ứng dụng, chính là cách bền vững nhất để bạn giữ gìn sự riêng tư, an toàn cho bản thân và cả những người xung quanh.
Bài viết cùng chủ đề: