Winston is a highly experienced digital marketing professional, specializing in Cybersecurity, IT services, and Software as a Service (SaaS).
Không ai muốn khách hàng phát hiện lỗi sót lại trong ứng dụng của mình. Đó là lý do kiểm thử là một bước không thể thiếu trong quá trình phát triển phần mềm. Tuy nhiên, kiểm thử thủ công có thể tốn nhiều thời gian và công sức. Nếu bạn đang gặp khó khăn với việc này, kiểm thử tự động là giải pháp đáng cân nhắc. Bài viết này sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản về kiểm thử tự động, giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích và cách áp dụng nó vào dự án của mình, nhất là những ứng dụng web.
Kiểm thử tự động là gì?
Kiểm thử tự động là việc sử dụng các công cụ tự động hóa để thực thi các test case.
Trước đây, việc kiểm thử thường được thực hiện thủ công. Một người sẽ làm theo các bước cụ thể để kiểm tra xem phần mềm có hoạt động đúng như mong đợi hay không.
Ngược lại, kiểm thử tự động sử dụng các bài test được thực thi bởi các công cụ kiểm thử. Các công cụ này sẽ kiểm tra phần mềm, báo cáo kết quả và so sánh với các lần chạy trước đó. Một bài kiểm thử tự động có thể chỉ cần được tạo một lần và có thể tái sử dụng nhiều lần.
Phương pháp này phù hợp với các dự án lớn hoặc cần lặp lại việc kiểm thử nhiều lần. Nó cũng có thể áp dụng cho các dự án đã trải qua quá trình kiểm thử thủ công ban đầu.
Vì sao nên dùng kiểm thử tự động?
Mục đích
Các đội ngũ phát mềm sử dụng kiểm thử tự động để tối ưu hóa quy trình kiểm thử phần mềm của họ.
Phương pháp này sử dụng các công cụ phần mềm để thực thi các bài test được viết sẵn trên ứng dụng cần kiểm tra. Chúng cực kì hữu ích khi bạn muốn nâng cao hiệu quả, giảm thời gian thực hiện test và cho phép kiểm tra kỹ lưỡng hơn để cải thiện chất lượng phần mềm.
So với kiêm thử thủ công truyền thống, đội ngũ phát triển có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời đảm bảo độ chính xác và nhất quán trong quá trình kiểm thử.
Tự động hóa là một cách tốt để nâng cao cả hiệu suất và hiệu quả kiểm thử.
Quy trình kiểm thử tự động
Để tạo một bài kiểm thử tự động, nhìn chung chúng ta cần thực hiện 4 bước chính sau:
- Lựa chọn công cụ phù hợp: Việc đầu tiên là chọn một công cụ hoặc framework để chạy các bài kiểm thử. Lựa chọn này phụ thuộc vào loại kiểm thử bạn đang tự động hóa.
- Xác định test case: Ở bước này, bạn cần mô tả chi tiết từng bước thực hiện và kết quả mong đợi của test case. Điều quan trọng là không bỏ sót bất kỳ bước nào, kể cả những bước mà người kiểm thử thủ công có thể thực hiện theo thói quen.
- Chuyển đổi test case thành bài kiểm thử tự động: Sau khi đã xác định test case, bạn cần chuyển đổi nó thành một bài kiểm thử có thể chạy được trong framework đã chọn. Thông thường bước này đòi hỏi phải viết một script tùy chỉnh. Bạn cần đảm bảo bài kiểm thử hoạt động chính xác và có thể áp dụng cho mọi trường hợp cần test. Chẳng hạn, nếu ứng dụng của bạn cần chạy trên nhiều trình duyệt khác nhau, bạn phải đảm bảo bài kiểm thử có thể hoạt động trên tất cả các trình duyệt đó.
- Chạy kiểm thử và đánh giá kết quả: Nghe thì có vẻ đơn giản như đôi khi đây là bước gặp nhiều trục trặc nhất. Nhiều khi lỗi kiểm thử không xuất hiện ngay lập tức và cần phải điều tra kỹ lưỡng để tìm ra nguyên nhân thực sự. Ngoài ra, nhiều lỗi kiểm thử là “false positive” – được kích hoạt bởi những thay đổi nhỏ trong ứng dụng. Trong những trường hợp này, bạn cần cập nhật lại bài kiểm thử và chạy lại.
Đọc thêm: Tối ưu vòng lặp Ci/CD trong DevOps
Ưu điểm và hạn chế của kiểm thử tự động
Ưu điểm
Tăng độ chính xác
Kiểm thử tự động có thể giúp giảm thiểu sai sót do con người gây ra. Các test case được chạy thường xuyên và nhất quán hơn so với kiểm thử thủ công. Điều này đặc biệt hữu ích khi làm việc với codebase lớn hoặc khi thêm tính năng mới.
Các test case tự động được chạy thường xuyên và nhất quán, cho kết quả đáng tin cậy hơn. Điều này giúp phát hiện nhanh các vấn đề hoặc lỗi hồi quy trong ứng dụng, từ đó team có thể xử lý kịp thời.
Giảm thời gian kiểm thử
Kiểm thử tự động cho phép chạy nhiều test cùng lúc thay vì tuần tự. Điều này giúp rút ngắn thời gian chạy test đáng kể.
Điều giúp tăng năng suất của developer bằng cách tự động hóa các tác vụ thủ công. Ví dụ, hệ thống CI có thể tự động chạy và theo dõi kết quả test mỗi khi có thay đổi mới, giúp phát hiện vấn đề nhanh chóng.
Giảm chi phí
Kiểm thử tự động giúp giảm nhu cầu về nhân lực kiểm thử thủ công. Thời gian chạy test cũng được rút ngắn, tiết kiệm cả thời gian và chi phí. Ngoài ra, việc phát hiện và sửa lỗi sớm trong quá trình phát triển cũng giúp giảm chi phí hỗ trợ và bảo trì sau này.
Mở rộng phạm vi kiểm thử
Kiểm thử tự động có thể chạy trên nhiều thiết bị và cấu hình khác nhau. Ví dụ, ta có thể viết test để đo hiệu năng ứng dụng trên các thiết bị hoặc trình duyệt khác nhau. Điều này giúp kiểm tra ứng dụng trên nhiều môi trường người dùng cuối một cách dễ dàng hơn.
Hạn chế
Phức tạp
Việc phát triển các bài kiểm thử tự động thường tốn nhiều thời gian hơn so với kiểm thử thủ công, đặc biệt nếu chúng không được thiết kế tốt. Việc tích hợp kiểm thử tự động vào quy trình phát triển cũng có thể gặp nhiều thách thức.
Mặt khác, các script kiểm thử phải dễ bảo trì để có thể thích ứng với những thay đổi của ứng dụng. Điều này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của các developer cũng như sự thiết kế và triển khai cẩn thận.
Chi phí ban đầu cao
Một trong những nhược điểm chính của kiểm thử tự động là đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn về thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, khoản đầu tư này thường được hoàn vốn nhanh chóng nhờ cải thiện năng suất của đội ngũ phát triển và kết quả kiểm thử đáng tin cậy hơn.
Có thể bạn quan tâm: Chứng chỉ SSL/TLS là gì?
Kiểm thử tự động với Selenium IDE
Selenium là gì?
Selenium là một framework mã nguồn mở phổ biến dùng để kiểm thử tự động các ứng dụng web trên nhiều trình duyệt, hệ điều hành và thiết bị khác nhau.
Framework này có khả năng tự động hóa và điều khiển các trình duyệt web, đồng thời tương tác với các phần tử UI. Hiện nay, đây là framework phổ biến nhất trong ngành.
Bộ công cụ Selenium bao gồm một số thành phần chính:
- Selenium WebDriver: là thành phần quan trọng nhất. Nó cung cấp giao diện lập trình để tạo và thực thi các test case. WebDriver giao tiếp trực tiếp với trình duyệt web và điều khiển nó ở cấp độ hệ điều hành, mang lại khả năng kiểm soát và linh hoạt cao.
- Selenium IDE: là công cụ đơn giản chạy trên trình duyệt để phát triển các test case Selenium. Nó có tính năng ghi và phát lại, cho phép người dùng ghi lại các tương tác với trang web và xuất ra dưới dạng script có thể tái sử dụng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
- Selenium Grid: cho phép chạy các bài kiểm thử song song trên nhiều máy tính và trình duyệt khác nhau. Điều này giúp giảm thiểu thời gian thực thi các test case vì chúng có thể được phân phối đồng thời trên nhiều môi trường.
Ưu điểm của Selenium
Tương thích nhiều ngôn ngữ lập trình
Selenium WebDriver hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến như JavaScript, Python, Java, C# và Ruby. Điều này giúp các lập trình viên có thể sử dụng ngôn ngữ họ đã quen thuộc mà không cần học một ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, Selenium vẫn có cú pháp riêng nên người dùng cần thời gian làm quen.
Hỗ trợ nhiều trình duyệt
Selenium giao tiếp với các trình duyệt thông qua driver. Miễn là bạn có driver phù hợp, bạn có thể làm việc với hầu hết các trình duyệt phổ biến như Chrome/Chromium, Firefox, Safari, Edge và Opera.
Đa nền tảng
Selenium hoạt động trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Windows, macOS và Linux. Bạn có thể tạo test trên một nền tảng và chạy nó trên nền tảng khác.
Cộng đồng người dùng lớn
Là một công cụ mã nguồn mở lâu đời, Selenium có cộng đồng rất lớn. Ở đây bạn có thể tìm thấy nhiều tài liệu hướng dẫn chi tiết cũng tìm câu trả lời cho vấn đề của mình.
Có thể tích hợp với công cụ bên thứ ba
Selenium cho phép mở rộng chức năng thông qua các plugin của bên thứ ba. Bạn có thể sử dụng các plugin có sẵn hoặc thậm chí tự viết plugin riêng để đáp ứng nhu cầu cụ thể của mình.
Nhược điểm của Selenium
Chỉ dùng cho ứng dụng web
Công cụ này chỉ dùng để kiểm thử các ứng dụng web. Điều này làm giảm tính hữu dụng của Selenium trong những môi trường cần kiểm thử cả ứng dụng desktop và mobile. Nếu muốn kiểm thử các loại ứng dụng khác, bạn có thể phải tích hợp Selenium với các công cụ bổ sung hoặc tìm đến những framework kiểm thử phù hợp hơn.
Khó dùng cho người mới
Công cụ này đòi hỏi kỹ năng lập trình nâng cao. Người kiểm thử cần thành thạo các ngôn ngữ lập trình mà Selenium hỗ trợ. Ngoài ra, họ còn phải hiểu rõ về các web element khác nhau và xử lý được các vấn đề như đồng bộ hóa, tương thích trình duyệt. Việc tích hợp Selenium với các công cụ khác như test management tool hay CI/CD pipeline cũng làm tăng thêm độ phức tạp khi sử dụng.
Lời kết
Kiểm thử tự động mang lại nhiều lợi ích to lớn cho quá trình phát triển phần mềm. Nó giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu lỗi do con người, và tăng độ tin cậy của sản phẩm. Đặc biệt với các ứng dụng web, công cụ như Selenium đã trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều đội ngũ phát triển.
Để quy trình phát triển phần mềm luôn được đảm bảo an toàn và tính liền mạch, các nhóm sản xuất cần sử dụng trình quản lý dữ liệu secrets phù hợp. Tham khảo công cụ Locker Secrets Manager để lưu trữ và kiểm soát quyền truy cập vào token, mật khẩu, chứng chỉ và khóa mã hóa một cách dễ dàng nhất.