Winston is a highly experienced digital marketing professional, specializing in Cybersecurity, IT services, and Software as a Service (SaaS).
Trong bối cảnh các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng trên toàn cầu, cùng với việc Google liên tục thắt chặt các tiêu chuẩn bảo mật, việc chủ động bảo vệ website của doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu không có biện pháp phòng ngừa, bạn đang đặt cả mình và khách hàng vào tình thế rủi ro. Đây chắc chắn không phải là điều bạn mong muốn. Bạn có thể tạo niềm tin cho người dùng bằng cách cung cấp trải nghiệm an toàn thông qua chứng chỉ SSL/LTS. Trong bài viết này, Locker sẽ giải thích SSL/TLS là gì, cách thức chúng hoạt động, đồng thời thảo luận về tầm quan trọng của việc tích hợp chúng vào website của bạn.
SSL và TLS là gì?
TLS (Transport Layer Security) và SSL (Secure Socket Layers) là các giao thức mã hóa phổ biến dùng để bảo vệ dữ liệu truyền tải trên không gian mạng. Ứng dụng thông dụng nhất của chúng là tạo ra đường truyền an toàn giữa trình duyệt của người dùng và máy chủ trang web, đảm bảo thông tin trao đổi giữa họ được giữ kín.
SSL layer là tiêu chuẩn có trước cho các kết nối bảo mật này. Tuy nhiên, TLS đã dần dần thay thế SSL nhờ các nâng cấp bảo mật của nó. Dù vậy, nhiều người vẫn quen gọi chung là “SSL” dù thực tế giao thức được dùng là TLS. Để đơn giản, chúng ta sẽ gọi chung là “SSL/TLS”.
Khi người dùng truy cập website có chứng chỉ TLS (TLS certificate), thông tin họ gửi đi chỉ có thể được đọc bởi máy chủ đích (nơi mà người dùng muốn gửi thông tin). Điều này ngăn chặn bên thứ ba đánh chặn và xem các thông tin đó hay thậm chí là thay đổi chúng.
Việc triển khai SSL/TLS không chỉ bảo vệ dữ liệu người dùng mà còn nâng cao độ tin cậy của website. Đây là một trong những kĩ thuật đơn giản nhưng quan trọng nhất để xây dựng không gian mạng an toàn.
Xem thêm: Giao thức OAuth2 Application Authentication
Phân biệt SSL vs TLS
Mặc dù có chung một mục đích, SSL và TLS có những khác biệt về cách thức hoạt động và mức độ bảo mật. TLS mang lại nhiều cải tiến về tốc độ, bảo mật và hiệu quả, khiến nó trở thành lựa chọn thông dụng hiện nay.
Nội dung liên quan: Cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL/TLS miễn phí cho Apache Web Server
Cơ chế bắt tay (Handshake)
Quá trình handshake rất quan trọng để thiết lập phiên kết nối an toàn giữa hai thiết bị. SSL cần nhiều bước hơn và chỉ kết nối sau khi hai bên đã xác thực lẫn nhau và trao đổi khóa mã hóa. TLS đơn giản hóa quy trình này bằng cách giảm số bước và giới hạn bộ mã hóa sử dụng, tạo ra kết nối nhanh và an toàn hơn.
Thông báo cảnh báo
Cả SSL và TLS đều có thông báo về lỗi hoặc cảnh báo khác trong quá trình truyền thông tin. SSL phân loại thành hai loại: ‘cảnh báo’ và ‘nghiêm trọng’.
Một cảnh báo đơn thuần cho phép tiếp tục kết nối, trong khi lỗi nghiêm trọng sẽ khiến kết nối bị ngắt ngay lập tức. TLS thêm một loại thông báo ‘đóng kết nối’ để báo hiệu chuẩn bị kết thúc kết nối.
Xác thực tin nhắn
Cả hai giao thức đều sử dụng Message Authentication Codes (MAC) để đảm bảo tính toàn vẹn và xác thực của thông tin.
SSL ban đầu dùng thuật toán băm MD5, nhưng nó trở nên lỗi thời do các lỗ hổng bảo mật. TLS trong khi đó sử dụng Hash-Based Message Authentication Code (HMAC) vốn có độ an toàn cao hơn.
Bộ mã hóa (Cipher Suite)
Bộ mã hóa đóng vai trò quan trọng trong việc mã hóa thông tin giữa trình duyệt và máy chủ. Chúng bao gồm các thuật toán trao đổi khóa, xác thực, mã hóa khối và tạo MAC. TLS đã nâng cấp nhiều thuật toán so với SSL để khắc phục các vấn đề bảo mật thường gặp.
Có thể bạn quan tâm: Các tip đơn giản giúp system admin bảo mật cloud server hiệu quả
Cách kiểm tra SSL/TLS cho website
Việc kiểm tra chứng chỉ SSL/TLS cho một trang web rất đơn giản.
Đầu tiên, hãy kiểm tra URL của website. Một URL an toàn sẽ bắt đầu bằng “https” thay vì “http”. Chữ “s” trong “https” là viết tắt của “secure” (bảo mật), cho biết website đang sử dụng chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer). Điều này có nghĩa là mọi thông tin liên lạc và dữ liệu của bạn đều được mã hóa khi truyền từ trình duyệt đến máy chủ website.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra biểu tượng trạng thái bảo mật nằm ở bên trái thanh địa chỉ. Nếu đó là một biểu tượng màu xám đen bình thường, điều đó có nghĩa trang web đó có sử dụng SSL/TLS để mã hóa việc truyền nhận thông tin.
Ngược lại, biểu tượng này có có cảnh báo hay chuyển sang màu đỏ đồng nghĩa đó không phải là kết nối an toàn.
SSL/TLS hoạt động như thế nào?
Nói một cách dễ hiểu, SSL và TLS hoạt động như sau. Khi bạn cài đặt chứng chỉ SSL/TLS (thường được gọi tắt là “chứng chỉ SSL”) lên máy chủ web của bạn, chứng chỉ này sẽ bao gồm một khóa công khai (public key) và một khóa bí mật (private key) dùng để xác thực server và cho phép server mã hóa và giải mã dữ liệu.
Khi người dùng truy cập website của bạn, trình duyệt web sẽ tìm kiếm chứng chỉ SSL/TLS của website. Sau đó, trình duyệt sẽ thực hiện “bắt tay” để kiểm tra tính hợp lệ của chứng chỉ và xác thực server.
Nếu chứng chỉ SSL không hợp lệ, người dùng có thể gặp phải lỗi “Kết nối của bạn không phải là kết nối riêng tư”. Khi trình duyệt xác định chứng chỉ là hợp lệ, nó sẽ tiến hành tạo ra một liên kết mã hóa giữa nó và server để truyền dữ liệu an toàn.
Đây là lúc HTTPS phát huy tác dụng (HTTPS là viết tắt của “HTTP over SSL/TLS”). Với HTTP thông thường, thông tin dễ bị tấn công. Tuy nhiên, khi sử dụng HTTPS, dữ liệu được mã hóa và xác thực trong toàn bộ quá trình truyền tải, ngăn chặn các bên khác đọc lén hay thay đổi dữ liệu.
Lời kết
Bằng cách thêm chứng chỉ SSL/TLS vào website và bắt buộc sử dụng kết nối an toàn thông qua HTTPS, bạn không chỉ bảo vệ được mình và người dùng, mà còn đảm bảo rằng mọi người đều biết website của bạn an toàn để sử dụng. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng niềm tin với khách hàng và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong môi trường trực tuyến ngày nay.
=>> Xem ngay công cụ quản lý chứng chỉ bảo mật chuyên nghiệp cho dev