HomeBlogCode sạch là gì? 8 phương pháp secure coding để phòng tránh lỗ hổng bảo mật

Code sạch là gì? 8 phương pháp secure coding để phòng tránh lỗ hổng bảo mật

Locker blog reading time5 phút để đọc
Locker Avatar

anhtp

08/07/2024
Copy

Winston is a highly experienced digital marketing professional, specializing in Cybersecurity, IT services, and Software as a Service (SaaS).

Reading Time: 5 minutes

Việc tạo ra các ứng dụng an toàn đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu. Tin tốt là chúng ta có thể ngăn chặn được nhiều lỗ hổng và cuộc tấn công tiềm ẩn thông qua việc viết code sạch và an toàn hơn ngay từ đầu. Bài viết này sẽ giới thiệu các nguyên tắc và kỹ thuật lập trình an toàn cơ bản. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu cách bảo vệ ứng dụng của bạn ngay từ những dòng code đầu tiên.

code sạch

Secure coding là gì?

Trong quá trình phát triển phần mềm, lập trình an toàn (secure coding) là việc viết code theo cách giúp phòng tránh các lỗ hổng bảo mật.

Phương pháp này đòi hỏi tuân thủ các tiêu chuẩn và quy ước được thiết kế đặc biệt để tăng cường bảo mật. Mục tiêu chính là ngăn chặn các vấn đề bảo mật bằng cách phát hiện và khắc phục các lỗi tiềm ẩn ngay trong việc lập trình.

Khi áp dụng lập trình an toàn, các yếu tố bảo mật được tích hợp ngay từ đầu quá trình thiết kế và code.

Cách tiếp cận chủ động này sử dụng các kỹ thuật và công cụ giúp xác định và giảm thiểu rủi ro liên quan đến các mối đe dọa bảo mật phổ biến như tràn bộ đệm (buffer overflow), tấn công chèn mã độc (injection attack) và nhiều rủi ro khác.

Xem thêm: Báo cáo tình hình lộ lọt dữ liệu và thông tin nhạy cảm 6 tháng đầu năm 2024

Vì sao cần phải lập trình an toàn?

Nhiều vấn đề bảo mật thường bắt nguồn sâu từ trong code của ứng dụng và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Việc tích hợp các biện pháp an toàn ngay từ đầu quá trình phát triển, thường được gọi là “shifting left”, giúp bảo đảm vấn đề bảo mật được ưu tiên ngay từ khởi đầu. Cách tiếp cận chủ động này làm giảm đáng kể rủi ro về rò rỉ dữ liệu, truy cập trái phép và thời gian ngừng hoạt động của hệ thống.

Shifting left không chỉ giảm thiểu các vấn đề bảo mật tiềm ẩn mà còn giúp tiết kiệm chi phí và thời gian sửa lỗi bảo mật trong các giai đoạn sau của chu trình phát triển. Khi lỗ hổng được phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc sau khi phần mềm đã được phát hành, việc khắc phục sẽ phức tạp và tốn kém hơn nhiều.

Ngoài ra, việc áp dụng các nguyên tắc bảo mật từ sớm còn mang lại nhiều lợi ích khác như giúp xây dựng văn hóa bảo mật trong đội ngũ phát triển, tăng cường sự tin tưởng của khách hàng và người dùng, và đáp ứng tốt hơn các quy định về bảo mật và quyền riêng tư ngày càng nghiêm ngặt.

8 phương pháp code sạch để đảm bảo an toàn khi lập trình

Thiết kế bảo mật

Bảo mật cần được ưu tiên ngay từ quá trình thiết kế ứng dụng. Các nguyên tắc về bảo mật phần mềm có thể xung đột với việc tối ưu tốc độ phát triển. Tuy nhiên, cách tiếp cận “bảo mật ngay từ khâu thiết kế” thường mang lại lợi ích lâu dài, giúp giảm chi phí xử lý nợ kỹ thuật và rủi ro trong tương lai.

Quản lý mật khẩu

Mật khẩu là điểm yếu trong nhiều hệ thống phần mềm. Các cách thức xác thực khác ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, mật khẩu vẫn là phương pháp phổ biến nhất và xuất hiện mọi nơi trong quá trình phát triển phần mềm.

Tuân thủ các nguyên tắc an toàn cơ bản sẽ giúp hạn chế rủi ro liên quan đế quản lý mật khẩu. Bạn nên yêu cầu tất cả mật khẩu có độ dài và độ phức tạp đủ để chống lại các cuộc tấn công phổ biến.

Ngoài ra, cũng chỉ lưu trữ hash mật khẩu đã được salt, không bao giờ lưu mật khẩu dạng plain-text. Hệ thống của bạn cũng nên vô hiệu hóa việc đăng nhập một thời gian sau khi phát hiện nhiều nỗ lực đăng nhập không thành công.

Kiểm soát truy cập

Đối với dữ liệu nhạy cảm, mặc định nên từ chối quyền truy cập. Hạn chế quyền và chỉ cho phép người dùng cần thiết truy cập dữ liệu, đồng thời đảm bảo xác minh quyền hạn của người dùng khi họ yêu cầu thông tin nhạy cảm. Xem cách bảo mật dữ liệu nhạy cảm khi phát triển phần mềm.

Quản lý log và xử lý lỗi

Lỗi phần mềm thường là dấu hiệu của các bug, nhiều bug trong số đó có thể gây ra lỗ hổng bảo mật. Xử lý lỗi và ghi log là hai kỹ thuật hữu ích để giảm thiểu tác động của chúng.

Xử lý lỗi giúp bắt các lỗi trong code trước khi chúng gây ra sự cố nghiêm trọng. Ghi log ghi lại các lỗi để bạn có thể chẩn đoán và khắc phục nguyên nhân gây ra chúng.

Cấu hình hệ thống

Loại bỏ các thành phần không cần thiết khỏi hệ thống. Đảm bảo cập nhật phiên bản mới nhất và các bản vá cho tất cả phần mềm đang hoạt động. Nếu làm việc trên nhiều môi trường, cần quản lý môi trường development và production một cách an toàn.

Phần mềm phiên bản cũ là nguyên cũ chính gây ra nhiều lỗ hổng và vi phạm bảo mật. Cập nhật phần mềm bao gồm cả các bản vá để sửa lỗi bảo mật. Các tổ chức nên sử dụng hệ thống quản lý bản vá để luôn cập nhật chúng kịp thời nhất và ít tốn công sức nhất.

Mô hình hóa các nguy cơ bảo mật

Mô hình này giúp xác định những điểm yếu trong phần mềm có thể bị tấn công. Đây là một quá trình nhiều giai đoạn cần được tích hợp vào vòng đời phần mềm từ development, testing đến production.

Quy trình này gồm 4 bước:

  1. Tìm hiểu về hệ thống hiện tại
  2. Tìm ra các lỗ hổng tiềm ẩn
  3. Khắc phục vấn đề qua thiết kế hoặc lập trình
  4. Kiểm tra xem lỗ hổng đã được giải quyết chưa

Mã hóa

Mã hóa dữ liệu bằng thuật toán hiện đại và bảo đảm quản lý khóa mã một cách an toàn. Nhờ đó, ngay cả khi hệ thống bị xâm nhập, dữ liệu đã mã hóa vẫn sẽ được bảo vệ.

Kiểm tra đầu vào và mã hóa đầu ra

Cần kiểm tra kỹ lưỡng mọi dữ liệu đưa vào hệ thống, đặc biệt là từ nguồn không đáng tin cậy. Tương tự, khi ứng dụng xuất dữ liệu ra ngoài, cần mã hóa để ngăn chặn các cuộc tấn công như lỗ hổng XSS. Áp dụng nhất quán các biện pháp xác thực đầu vào và mã hóa đầu ra là cách cực kì hữu ích để để bảo vệ phần mềm khỏi dữ liệu độc hại hoặc rò rỉ thông tin.

Lời kết

Ngày nay, việc lập trình không chỉ đơn thuần là viết code để chương trình chạy được. Các nhà phát triển cần đặt bảo mật lên hàng đầu và xây dựng nó vào trong code ngay từ đầu. Điều này giúp phát triển code sạch và bảo mật hệ thống IT tổng thể một cách tốt hơn.

Để lưu trữ các thông tin quan trọng xuyên suốt phần đời phát triển sản phẩm như mật khẩu, khóa xác thực, certificates,… các lập trình viên nên sử dụng sử dụng trình quản lý secrets chuyên nghiệp để đảm bảo secure coding và cộng tác liền mạch trong team phát triển.

Tin mới nhất

Locker blog

Mẹo, tin tức, hướng dẫn và các best practice độc quyền của Locker

Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Hãy trở thành người nhận được các nội dung hữu ích của Locker sớm nhất

Xem chính sách của chúng tôi Chính sách bảo mật.