HomeBlogHardcode là gì? Những rủi ro khi hardcode secret mà lập trình viên nên tránh

Hardcode là gì? Những rủi ro khi hardcode secret mà lập trình viên nên tránh

Locker blog reading time5 phút để đọc
Locker Avatar

anhtp

29/07/2024
Copy

Winston is a highly experienced digital marketing professional, specializing in Cybersecurity, IT services, and Software as a Service (SaaS).

Reading Time: 5 minutes

Hardcode là gì?

Hardcoded secret là các thông tin nhạy cảm được nhúng trực tiếp vào mã nguồn hoặc các dữ liệu đi kèm khác của phần mềm. Những thông tin này có thể bao gồm mật khẩu, khóa mã hóa hay API key.

Dù cho cách thức này có thể đem lại một chút tiện lợi, rủi ro của nó lại lớn hơn bạn tưởng rất nhiều. Hành động này vô tình biến những dữ liệu tối mật thành miếng mồi ngon cho tin tặc khai thác, dẫn đến lỗ hổng bảo mật và nhiều nguy cơ tấn công mạng khác.

Mặc dù nhận thức về cái giá phải trả cho các vụ rò rỉ thông tin ngày càng tăng, thực tế đáng buồn là secret được hardcoded vẫn được sử dụng khá thường xuyên, ngay cả ở các tổ chức lớn. Mối lo ngại này ngày càng hiện hữu bởi sự xuất hiện của những dòng code được tạo ra bởi các công cụ AI như CoPilot hay ChatGPT, vốn có thể nhúng các thông tin nhạy cảm mà người dùng không hay biết.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các nguy cơ bảo mật liên quan đến việc sử dụng secret thủ công cũng như các biện pháp khác an toàn hơn.

Nội dung liên quan:

Các rủi ro và bất lợi khi hardcode secret

Nguy cơ về bảo mật

Nói một cách dễ hiểu, khi bạn để lộ thông tin đăng nhập như mật khẩu trong mã nguồn, giống như bạn đang vô tình để chìa khóa nhà ở nơi dễ thấy. Nếu mã nguồn của bạn bị rò rỉ lên mạng hoặc hệ thống bị tấn công bởi hacker, kẻ xấu có thể dễ dàng tìm thấy và sử dụng thông tin đăng nhập này để truy cập vào hệ thống của bạn. Chúng có dùng các thông tin đó để đánh cắp dữ liệu, phá hoại hệ thống, hoặc gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng khác.

fix cứng là gì
Việc để lộ thông tin nhạy cảm trong mã nguồn mang lại rất nhiều rủi ro.

Rủi ro khi chia sẻ mã nguồn

Quản lý quyền truy cập secret trở nên phức tạp hơn với các nhóm phát triển. Nếu các thông tin nhạy cảm xuất hiện trực tiếp trong mã nguồn, mọi thành viên trong nhóm đều có thể xem được. Điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát quyền truy cập và gia tăng nguy cơ rò rỉ thông tin, ví dụ như qua hệ thống quản lý phiên bản mã nguồn như Git.

Xem thêm: GitOps là gì? Nên lựa chọn GitOps hay DevOps?

Khó khăn trong việc quản lý và cập nhật secret

Thay đổi secret khi chúng được nhúng trực tiếp ở đâu đó là một quy trình vô cùng phức tạp và tốn thời gian. Bạn sẽ cần tìm tất cả các nơi sử dụng secret và sửa đổi chúng. Quá trình này tiềm ẩn nhiều rủi ro lỗi, đặc biệt khi bạn cần cập nhật thường xuyên vì lý do bảo mật.

Giảm tính linh hoạt và khả năng tái sử dụng mã nguồn

Khi bạn nhúng secret trực tiếp vào mã nguồn, đoạn mã đó sẽ bị lệ thuộc vào những thông tin cấu hình cụ thể của môi trường hiện tại.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn không thể dễ dàng sao chép và sử dụng lại đoạn mã đó cho một dự án khác hoặc trong môi trường khác mà không cần thay đổi secret. Điều này làm giảm tính linh hoạt, khả năng tái sử dụng mã nguồn và gây khó khăn trong việc quản lý mã trên nhiều dự án hoặc môi trường khác nhau.

Các biện pháp an toàn khi sử dụng các secret

Mã hóa các thông tin nhạy cảm

Mã hóa là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ thông tin nhạy cảm. Quá trình này chuyển đổi secret sang dạng không thể đọc được nếu không có khóa giải mã.

Điều này đảm bảo rằng ngay cả khi ai đó có quyền truy cập vào bí mật được lưu trữ, họ cũng không thể sử dụng chúng.

Tích hợp CI/CD vào DevOps

CI/CD tự động hóa các bước trong quy trình phát triển phần mềm, chẳng hạn như build, test và deployment. Việc tích hợp CI/CD vào DevOps có thể nâng cao đáng kể cách quản lý secret trong pipeline phát triển.

Bạn có thể đưa secret vào ứng dụng một cách an toàn mà không để lộ chúng trong mã nguồn. Cách thiết lập này giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc hardcode chúng, vì nó cho phép kiểm soát tập trung việc truy cập và phân phối các secret này.

Hơn nữa, việc sử dụng CI/CD để quản lý secret đảm bảo rằng bất kỳ thay đổi nào đối với secret đều có thể được tự động lan truyền qua tất cả các giai đoạn trong pipeline để duy trì tính nhất quán và bảo mật trên tất cả các môi trường.

Quản lý secret với công cụ chuyên dụng

Công cụ quản lý secret (secrets manager) cung cấp một giải pháp an toàn và hiệu quả để lưu trữ, truy cập và quản lý các secret trong quá trình phát triển phần mềm. Thay vì nhúng chúng trực tiếp vào code hoặc file cấu hình, các công cụ này lưu trữ chúng một cách an toàn và chỉ cho phép những nơi đã được cấp quyền tiếp cận các secret đó.

Các công cụ này thường đi kèm với nhiều tính năng bảo mật mạnh mẽ như mã hóa dữ liệu “at rest” và “in transit”, kiểm soát truy cập chi tiết, và ghi log đầy đủ. Nhờ đó, tính toàn vẹn và bảo mật của secret luôn được đảm bảo.

Một trong những giải pháp nổi bật là Locker Secrets Manager của CyStack. Công cụ này được thiết kế để tối ưu hóa việc lưu trữ, quản lý và cộng tác trên các secret trong suốt vòng đời phát triển phần mềm.

Locker sử dụng công nghệ mã hóa đầu cuối và zero-knowledge để đảm bảo bí mật được bảo mật tuyệt đối. Chỉ chủ sở hữu mới có quyền truy cập dữ liệu, loại bỏ nguy cơ bị lộ từ bên thứ ba.

Hơn nữa, Locker cho phép người dùng phân loại secret theo dự án và môi trường, giúp quản lý và truy cập một cách có hệ thống. Chức năng này đặc biệt hữu ích cho các hệ thống lớn, nơi việc quản lý tập trung giúp phân phối, cập nhật và đồng bộ hóa secret một cách an toàn và hiệu quả.

Tích hợp Locker Secrets Manager vào quy trình phát triển không chỉ giúp bảo vệ dữ liệu nhạy cảm mà còn đơn giản hóa việc thay đổi và thu hồi secret khi cần thiết. Điều này đảm bảo tuân thủ các chính sách bảo mật và các yêu cầu cần tuân thủ khác.

Quản lý secret với công cụ Locker Secrets Manager
Locker cho phép bạn quản lý các secret xuyên suốt trong quá trình phát triển phần mềm.

Kết luận

Việc lưu trữ secret trực tiếp trong mã nguồn là thói quen nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro bảo mật. Hơn nữa, quản lý secret phân tán trong codebase là một công việc phức tạp, dễ gây lỗi, đặc biệt trong môi trường nhiều developer cùng làm việc.

Sử dụng một trình quản lý secret như Locker Secret Manager giúp giải quyết các vấn đề trên. Nó cho phép bạn lưu trữ, quản lý và kiểm soát truy cập vào secret một cách an toàn và hiệu quả. Việc tích hợp Locker vào pipeline CI/CD cũng rất đơn giản, giúp giảm thiểu lỗi do sai sót thủ công.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn biết thêm về Locker và cách triển khai giải pháp này cho dự án của bạn.

Bài viết liên quan:

Tin mới nhất

Locker blog

Mẹo, tin tức, hướng dẫn và các best practice độc quyền của Locker

Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Hãy trở thành người nhận được các nội dung hữu ích của Locker sớm nhất

Xem chính sách của chúng tôi Chính sách bảo mật.