Marketing Executive @CyStack
Mã hoá dữ liệu hay Data Encryption là một trong những hình thức bảo mật thông tin bằng cách chuyển đổi dữ liệu từ dạng này sang dạng khác và không thể hiểu được nếu không có phương tiện giải mã. Quá trình mã hoá dữ liệu giúp hệ thống của doanh nghiệp vận hành an toàn và hiệu quả hơn, tránh được những thiệt hại nặng nề từ nguy cơ đánh cắp dữ liệu.
Mã hoá dữ liệu là gì?
Mã hoá dữ liệu là quá trình bảo vệ dữ liệu khỏi nguy cơ truy cập trái phép hoặc đọc trái phép từ bên thứ ba. Cụ thể, đây là quá trình chuyển đổi văn bản thuần túy sang dạng code hoặc các ký tự đặc biệt và chỉ có người sở hữu hoặc có quyền mới có thể đọc và giải mã những thông tin này.
Ví dụ, nếu bạn muốn gửi một tập tin bảo mật qua mạng internet, bạn có thể mã hóa nó trước khi gửi đi để bảo vệ nó khỏi việc truy cập trái phép. Khi nhận được tập tin, người nhận có thể sử dụng một khóa mã hóa để giải mã tập tin và đọc nội dung của nó.
Trên thực tế, thực hiện mã hoá không thể ngăn chặn hoàn toàn khả năng dữ liệu bị đánh cắp, tuy nhiên phương thức này có thể ngăn bên thứ ba đọc được nội dung của dữ liệu vì chúng đã được chuyển hoá thành các ký tự đặc biệt.
Vì vậy, mã hoá dữ liệu hiện vẫn là một trong những hình thức bảo mật có tính hiệu quả và an toàn cao nhất. Một số hình thức mã hoá dữ liệu phổ biến hiện nay có thể kể đến như mã hoá đối xứng hay mã hoá bất đối xứng.
Vai trò của mã hoá dữ liệu
Mục đích của việc mã hoá dữ liệu là đảm bảo dữ liệu luôn được an toàn khi lưu trữ trên các hệ thống máy tính hoặc truyền qua internet hay các mạng máy tính khác.
Các thuật toán mã hóa cung cấp những yếu tố bảo mật then chốt như tính toàn vẹn, tính xác thực và không thu hồi:
- Tính toàn vẹn chứng minh rằng nội dung dữ liệu hoàn toàn không bị thay đổi kể từ khi được gửi đi.
- Trong khi tính xác thực cho phép xác minh nguồn gốc của dữ liệu.
- Không thu hồi đảm bảo rằng người gửi không thể huỷ việc gửi dữ liệu đi.
Quá trình mã hóa sẽ biến dữ liệu sang một dạng mới giúp tăng thêm một lớp bảo mật cho dữ liệu. Vì vậy, trong trường hợp dữ liệu bị đánh cắp thì việc giải mã dữ liệu cũng vô cùng khó khăn, tiêu tốn nhiều nguồn lực và thời gian.
Một số loại mã hoá dữ liệu phổ biến hiện nay
Mã hoá dữ liệu bất đối xứng
Mã hoá bất đối xứng là loại mã hoá sử dụng hai khóa riêng biệt cho quá trình mã hoá dữ liệu đó là Public key và Private key. Trong đó, Public key sẽ được sử dụng để mã hoá dữ liệu, còn Private key được dùng để giải mã dữ liệu và được giữ bí mật gần như tuyệt đối.
Điểm hạn chế của mã hoá bất đối xứng đó là tốc độ mã hoá và giải mã vô cùng chậm. Do đó việc truyền dữ liệu thường sẽ mất nhiều thời gian. Thuật toán được mã hoá bất đối xứng thường áp dụng là RSA (hệ mã hóa bất đối xứng được phát minh bởi ba nhà khoa học: Ron Rivest, Adi Shamir và Leonard Adleman vào năm 1977).
Mã hoá dữ liệu đối xứng
Mã hoá dữ liệu đối xứng là loại mã hoá chỉ sử dụng duy nhất một khoá bảo mật
Ngược lại với mã hoá dữ liệu bất đối xứng, mã hoá dữ liệu đối xứng là loại mã hoá chỉ sử dụng duy nhất một khóa để mã hoá và giải mã dữ liệu. Đây là một trong những hình thức mã hoá phổ biến nhất hiện nay với hai loại thuật toán thường thấy là Data Encryption Standard (DES) và Advanced Encryption Standard (AES).
Tuy nhiên, hiện nay thuật toán DES đã không còn được sử dụng nhiều bằng AES. Thuật toán AES có thể mã hoá dữ liệu bằng nhiều ô nhớ khác nhau, thường thấy nhất là 128-bit và 256-bit, ngoài ra cũng có một số lên tới 512-bit và 1024-bit. Kích thước ô nhớ càng lớn thì càng khó phá mã hơn nhưng ngược lại việc mã hoá và giải mã cũng yêu cầu nhiều kỹ năng xử lý hơn.
Mã hoá dữ liệu một chiều
Mã hoá dữ liệu một chiều hay Hash thường được sử dụng trong các trường hợp doanh nghiệp không giải mã dữ liệu sau khi thực hiện mã hoá. Thông thường, dạng mã hoá này sẽ được ứng dụng để lưu trữ mật khẩu, chữ ký điện tử, hay kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu,…
Hai thuật toán được sử dụng phổ biến trong mã hoá một chiều là SHA và MD5. Nhìn chung, mã hoá một chiều rất dễ cài đặt nhưng ngoại trừ những trường hợp đặc thù thì loại mã hoá này gần như rất ít được ứng dụng.
Mã hoá dữ liệu cổ điển
Đây là loại mã hoá dữ liệu xuất hiện đầu tiên, có quy trình hoạt động đơn giản nhất và cũng là loại mã hoá dữ liệu có độ bảo mật thấp nhất.
Cách mã hoá của phương thức này đó là bên A sẽ mã hoá dữ liệu theo một thuật toán nhất định. Sau đó bên B sẽ nhận được dữ liệu đã được mã hoá và tiến hành giải mã theo thuật toán mà A cung cấp.
Điểm bất cập của hình thức mã hoá này đó là cần giữ bảo mật cho thuật toán, nếu có bên thứ ba biết được thì thông tin mã hoá không còn được bảo mật nữa.
Ứng dụng mã hoá dữ liệu trong Locker
Được xây dựng với triết lý bảo mật là ưu tiên hàng đầu, Locker đã sử dụng các công nghệ mã hoá hiện đại nhất hiện nay để bảo vệ dữ liệu của người dùng tốt nhất trước các cuộc tấn công mạng.
Trong đó có bộ mã hoá cao cấp theo tiêu chuẩn quân đội AES 256-bit. Đây là bộ mã hoá được Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ hay các ngân hàng, trung tâm tài chính lớn sử dụng để bảo vệ các thông tin tuyệt mật của mình.
Không những vậy, để đảm bảo rằng không ai có thể xem được dữ liệu của người dùng ngoại trừ chính họ, Locker đã sử dụng kết hợp mã hoá đầu cuối và kiến trúc Zero-knowledge. Bằng cách này, dữ liệu của người dùng Locker sẽ được mã hoá và giải mã ngay tại thiết bị của người dùng. Máy chủ Locker chỉ đóng vai trò là cầu nối trung chuyển và đồng bộ hoá dữ liệu được mã hoá. Vì vậy không một ai, kể cả máy chủ Locker cũng thể đọc được thông tin của người dùng, ngoại trừ chính họ.
Mã hoá dữ liệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc lưu trữ và bảo mật thông tin trong thời đại số như hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về giải pháp bảo mật và chống thất thoát dữ liệu này. Đừng quên tiếp tục theo dõi Locker để cập nhật những kiến thức mới về bảo mật.